Thời kỳ Cộng hòa Dân chủ Cách_mạng_Saur

một ngày sau khi cuộc cách mạng Saur ở Kabul: Một chiếc xe bọc thép BMP-1 bị phá hủy bên ngoài dinh tổng thống ở Kabul.

PDPA bị chia rẽ giữa Khalq và Parcham đã kế tục chế độ Daoud với một chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của Nur Muhammad Taraki của phe Khalq. Ở Kabul, nội các đầu tiên xuất hiện được xây dựng một cách cẩn thận để thay thế vị trí xếp hạng giữa thành viên của Khalq và Parcham. Taraki (Khalqi) là Thủ tướng Chính phủ, Karmal (Parchami) là Phó Thủ tướng cấp cao, và Hafizullah Amin (Khalqi) là Bộ trưởng Ngoại giao. Tuy nhiên sự thống nhất giữa Khalq và Parcham chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Taraki và Amin vào đầu tháng 7 đã thuyên giảm hầu hết các nhân vật Parcham ra khỏi các vị trí chính phủ của họ. Karmal được gửi ra nước ngoài làm Đại sứ Tiệp Khắc. Vào tháng 8 năm 1978, Taraki và Amin phát hiện ra một "âm mưu" và lệnh xử tử hoặc tống giam một số thành viên nội các, trong đó có nhà lãnh đạo quân sự của cuộc cách mạng Saur là Tướng Abdul Qadir Dagarwal. Tháng 9 năm 1979, đến lượt Taraki trở thành một nạn nhân của cuộc cách mạng. Amin đã lật đổ và ra lệnh xử tử ông ngay sau đó.[4]

Sau khi nắm quyền, PDPA liền cho thực hiện một chương trình xã hội chủ nghĩa. Vì ủng hộ quyền bình đẳng cho phụ nữ nên PDPA đã tuyên bố bình đẳng giới.[5] Điều này khiến phe bảo thủ nổi giận vì họ coi đây là một bước tấn công vào đạo Hồi.[6] Chính phủ cộng sản liền thay đổi quốc kỳ từ màu xanh Hồi giáo truyền thống sang một bản sao gần giống quốc kỳ màu đỏ của Liên Xô, một sự sỉ nhục khiêu khích đối với người dân của đất nước Hồi giáo bảo thủ này.[7] Ngoài ra, họ cũng cấm cho vay nặng lãi mà không tính đến nguồn tín dụng thay thế dành cho người nông dân vốn dựa vào hệ thống tín dụng truyền thống tại nông thôn, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nông nghiệp và sụt giảm trong sản xuất nông nghiệp.[8][9] PDPA còn thực hiện một số báo cáo về nữ quyền, tuyên bố bình đẳng giới và khuyến khích phụ nữ tham gia vào đời sống chính trị. Một ví dụ nổi bật là Anahita Ratebzad, một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa Mác chính thống và là thành viên của Hội đồng Cách mạng. Ratebzad đã viết trong lần biên tập tờ báo nổi tiếng Thời Báo Kabul Mới ngày 28 tháng 5 năm 1978 rằng: "Đặc quyền mà phụ nữ hiện giờ phải có là nền giáo dục bình đẳng, bảo đảm việc làm, dịch vụ y tế và thời gian rãnh rỗi để nuôi dạy một thế hệ khỏe mạnh nhằm xây dựng tương lai của đất nước... Giáo dục và khai sáng phụ nữ hiện nay là chủ đề của sự chú ý từ chính phủ gần đây."[10]

Việc chính phủ quá phụ thuộc và gắn bó với Liên Xô là điều mà thế giới sớm nhận thấy rõ ràng. Đại sứ quán Mỹ ở Kabul đã điện cho Washington công bố "những gì mà người Anh lần đầu và sau đó là người Mỹ, đã cố gắng ngăn chặn điều một trăm năm đã xảy ra: Con Gấu Nga đã di chuyển về phía nam của dãy Hindu Kush."[3]